Trước
việc xe hợp đồng hoạt động ngày càng phức tạp, Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu
chấn chỉnh hoạt động, đặc biệt chú trọng vấn đề giám sát hành trình xe.
Xe hợp đồng, nhất là các xe dưới 9 chỗ
ngồi hoạt động khá hiệu quả ở các khu vực đô thị. Nhờ đặc thù nhỏ gọn, linh động,
dễ dàng hoạt động trong nội thành, nhiều nhà xe sử dụng các loại phương tiện vận
tải này trá hình, như một tuyến cố định. Không có phù hiệu, không gắn giám sát
hành trình, những loại xe này ngang nhiên đi lại trong thành phố, vận chuyển
khách theo tuyến hoặc chở khách trung chuyển về các điểm đón khách chính. Điều
này dẫn tới việc các loại vận tải hành khách bị cạnh tranh bất bình đẳng.
Bộ GTVT yêu cầu các địa phương chấn chỉnh quản lý xe hợp đồng, chú trọng dữ liệu giám sát hành trình xe. (Ảnh minh họa) |
Tình trạng trên xảy ra ở hầu khắp các
đô thị trong cả nước, điển hình là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh. Đây cũng là 5 tỉnh đang triển khai thí điểm
theo Quyết định số 24, đảm bảo quản lý chặt chẽ việc thí điểm hợp đồng điện tử
thay hợp đồng bằng văn bản giấy.
Nhằm đảm bảo việc cạnh tranh công bằng giữa các loại hình vận tải, Bộ GTVT lưu ý 5 Sở GTVT trên cần nghiêm túc kiểm tra việc thực hiện gắn phù hiệu xe hợp đồng. Xe hợp đồng muốn xin cấp phù hiệu cần đáp ứng đủ các thủ tục hành chính gồm có:
- Đơn vị vận tải phải có Giấy phép kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô;
- Xe phải thuộc quyền
sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng
của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá
nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe
đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa
thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm
và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp
tác xã.
- Xe được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo
vệ môi trường theo quy định.
- Xe phải gắn thiết bị giám sát hành
trình theo qui định.
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách
theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Cự ly trên 300 ki lô mét: Không quá
15 năm đối với ô tô sản xuất để chở người; từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 không
được sử dụng xe ô tô chuyển đổi công năng; Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống:
Không quá 20 năm đối với xe ô tô sản xuất để chở người; không quá 17 năm đối với
ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác
thành xe ô tô chở khách.
-
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
vận chuyển hành khách trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có
số lượng xe từ 10 xe trở lên.
Các Sở GTVT địa phương cũng cần kiểm
tra việc dán tem logo của đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối vận tải khách theo hợp
đồng.
Ngoài ra, Bộ GTVT yêu cầu các địa
phương trên chú trọng việc trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trên
xe hợp đồng làm căn cứ xử lý vi phạm, xử nghiêm các xe hợp đồng hoạt động trá
hình, xe đi vào đường cấm xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ. Các cơ quan chức năng
có trách nhiệm tổng kết dữ liệu, tổng hợp kết quả thí điểm đến hết ngày
31/5/2019. Và đến trước ngày 1/7 tới đây, các địa phương trên phải gửi báo cáo
toàn diện hoạt động kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng về Bộ GTVT.
Xem thêm bài viết:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét