Home » , , , , » Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh vận tải với xe phải gắn TB giám sát hành trình

Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh vận tải với xe phải gắn TB giám sát hành trình

Written By Giám sát hành trình on Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017 | 00:02

Xem thêm bài viết:



Công ty Eposi xin gửi tới quý bạn đọc thông tin chi tiết về việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với những xe bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

Danh sách xe bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình 


Cụ thể, theo nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, những loại xe sau bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình đúng quy định:

Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh vận tải với xe phải gắn TB giám sát hành trình 



- Đến ngày 01/7/2011, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500 ki lô mét trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ phải gắn thiết bị giám sát hành trình;
- Đến ngày 01/01/2012, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình;
- Đến ngày 01/ 7/2012, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Trước ngày 01/7/2015: Xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình;
- Trước ngày 01/1/ 2016: Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên phải lắp thiết bị giám sát hành trình;
- Trước ngày 01/ 7/2016: Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn phải lắp thiết bị giám sát hành trình;
- Trước ngày 01/1/ 2017: Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn phải lắp thiết bị giám sát hành trình;
- Trước ngày 01/ 7/2018: Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

Ngoài việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn, hợp quy (Xem danh sách các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn TẠI ĐÂY), các đơn vị này còn cần đảm bảo trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe.

Lộ trình xin cấp phép kinh doanh vận tải với xe bắt buộc gắn TB giám sát hành trình


Để đảm bảo hoạt động kinh doanh vận tải theo đúng quy định của nhà nước, các đơn vị kinh doanh vận tải phải xin cấp phép kinh doanh vận tải theo lộ trình cụ thể như sau:

Thiết bị giám sát hành trình phải được cấp chứng nhận hợp chuẩn mới đủ điều kiện cấp phép đăng ký kinh doanh.



- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe đầu kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ);
- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Những loại giấy phép kinh doanh này đều có giá trị trong vòng 7 năm, chỉ được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn.

Liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đối với những hộ/ đơn vị kinh doanh trong diện bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình nhiều cá nhân vẫn còn băn khoăn về các thủ tục. Rộng đường dư luận, Eposi tư vấn cụ thể về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải như sau:

- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:


+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;
+  Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe;
+ Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
+ Phương án kinh doanh;
+ Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng cho thuê tài chính; hợp đồng thuê tài sản; cam kết kinh tế đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 91/2009/NĐ-CP), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
+  Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi ngoài các quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 19 còn phải có thêm: văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; hồ sơ đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao giấy chứng nhận); hợp đồng và bản nghiệm thu việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (trừ xe taxi).
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có thêm hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc giữa trung tâm điều hành và các xe đã đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện với cơ quan có thẩm quyền.

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông, hợp đồng và bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.

- Đối với hộ kinh doanh:
+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe;
+ Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê tài sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định này), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
+ Bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.

Lưu ý về mặt thiết bị giám sát hành trình, các đơn vị  này cần đảm bảo thiết bị hoạt động liên tục, truyền dữ liệu về máy chủ của nhà cung cấp thiết bị và máy chủ của Trung tâm thông tin trực thuộc TCĐB VN. Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình này sẽ là công cụ để các cơ quan chức năng sử dụng trong việc phạt nguội các cá nhân, đơn vị, chấn chỉnh tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông ở các đơn vị.


Ngoài những lợi ích về mặt quy chế hoạt động, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên xe cũng mang lại nhiều hiệu quả tích cực về mặt kinh tế, quản lý đối với đơn vị sử dụng. Chính vì thế, mô hình quản lý xe bằng sản phẩm công nghệ cao này đang ngày càng được nhân rộng trên toàn quốc, từ các tỉnh, thành phố trung tâm phát triển đến các địa phương vùng sâu, vùng xa, từ đồng bằng đến cả miền ngược, miền xuôi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét