Quy trình cấp phù hiệu xe tải

Written By Giám sát hành trình on Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018 | 00:55


Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định các xe kinh doanh vận tải đều phải xin cấp phù hiệu mới đủ điều kiện hoạt động.
Điều này nhằm đảm bảo cho việc quản lý phương tiện vận tải và người lái của cơ quan chức năng, góp phần đảm bảo trật tự an ninh cho toàn xã hội. Việc cấp phù hiệu này sẽ do các Sở GTVT địa phương thực hiện. Các chủ xe có thể tự chuẩn bị hồ sơ hoặc nhờ qua các đơn vị trung gian để hoàn thiện thủ tục.
Xem thêm bài viết:


Những loại xe tải nào phải dán phù hiệu?

Xe tải bắt buộc phải dán phù hiệu mới đủ điều kiện kinh doanh vận tải. (Ảnh minh họa)


Chỉ còn hơn chục ngày nữa, tất cả các xe kinh doanh vận tải hoạt động ở nước ta đều bắt buộc phải dán phù hiệu theo quy định của cơ quan chức năng. Hiểu một cách đơn giản nhất, phù hiệu xe tải là “giấy thông hành” của các phương tiện này, thực hiện theo yêu cầu tại nghị định số 86/2014/NĐ – CP và Thông tư số 63/2014/TT – BGTVT. Mẫu giấy này thường được dán ngay ở tấm kính trước mặt xe hoặc ở mặt ngoài cánh cửa buồng lái của lái xe, đảm bảo cho lực lượng chức năng dễ nhìn thấy khi kiểm tra phương tiện. Các chứng nhận này với mỗi xe là duy nhất, và cần đảm bảo thông tin chuẩn xác nên các chủ phương tiện có trách nhiệm giữ gìn, không làm rách, mờ, nhòe hoặc tự ý thay đổi nội dung ghi trên đó. Mẫu phù hiệu do Bộ GTVT ban hành, sử dụng thống nhất trên toàn quốc. Điều 54,55 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ cho biết phù hiệu XE TẢI có giá trị theo thời hạn có hiệu lực của giấy phép kinh doanh vận tải và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
Lộ trình dán phù hiệu xe tải ở nươc ta được quy định cụ thể tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP như sau:
Đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải: Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015;
Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên: Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016;
Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn - Phải: Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016;
Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn - Phải: Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017;
Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn: Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Vậy là thời hạn áp dụng quy định dán phù hiệu đối với các xe tải dưới 3,5 tấn đang rất cận kề. Các chủ phương tiện cần đặc biệt lưu ý để tránh việc bị cơ quan chức năng xử phạt.
Việc không gắn phù hiệu xe tải theo đúng quy định của cơ quan chức năng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các cá nhân, đơn vị. Cụ thể Mục C khoản 5 điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định: Người điều khiển xe ô tô tải thuộc trường hợp phải có phù hiệu khi tham gia giao thông mà không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định. Hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 VNĐ.
Thủ tục đăng ký cấp phù hiệu xe tải
Các cá nhân, đơn vị nên tìm hiểu kỹ về thủ tục xin cấp phù hiệu xe tải sau đây để đảm bảo quy trình thực hiện nhanh nhất, gây ảnh hưởng hoạt động kinh doanh.

Xe tải bắt buộc lắp thiết bị định vị mới đủ điều kiện xin cấp phù hiệu.

Trình tự thực hiện việc cấp phù hiệu được áp dụng rộng rãi như sau:
- Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại phù hiệu đến Sở GTVT.
- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
  + Kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính và 08 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính, Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho các xe theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải.
  + Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  + Đối với xe ô tô thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm kiểm tra và chỉ cấp phù hiệu khi thiết bị giám sát hành trình của xe đáp ứng đầy đủ các quy định về lắp đặt, truyền dẫn dữ liệu.
Về phía chủ phương tiện vận tải, các chủ xe cần nộp hồ sơ trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại Sở GTVT địa phương. Thành phần hồ sơ cần có đầy đủ các giấy tờ:
- Đơn đề nghị cấp phù hiệu: theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Giấy đăng ký xe ô tô (Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực) hoặc giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô bản chính của cơ quan có thẩm quyền;
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực: Hợp đồng thuê phương tiện (đối với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản) hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh (giữa các đơn vị kinh doanh vận tải) hoặc hợp đồng dịch vụ (hợp đồng thuê phương tiện giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải);
- Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.
Thủ tục này áp dụng đồng bộ đối với cả doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải và hộ kinh doanh. Các chủ xe cần lưu ý để thực hiện đúng quy trình, vừa đảm bảo kinh doanh thuận lợi, vừa góp phần giúp cơ quan chức năng đồng bộ hóa khâu quản lý phương tiện vận tải. Đặc biệt, chủ phương tiện cần phải lưu ý chọn thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn và duy trì thiết bị hoạt động tốt, tránh việc dữ liệu truyền lên TCĐB bị đứt đoạn mới đủ điều kiện để xin cấp phù hiệu.
Minh Hoàng

1 nhận xét: