Home » , , , , » Xe đưa đón cán bộ nhân viên có phải gắn phù hiệu không?

Xe đưa đón cán bộ nhân viên có phải gắn phù hiệu không?

Written By Giám sát hành trình on Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018 | 21:00


Liệu các loại xe cỡ vừa để đưa đón cán bộ nhân viên trong nội bộ công ty có cần phải gắn phù hiệu không? Nếu có, thủ tục xin cấp phép như thế nào?

Xem thêm bài viết:







Mới đây, chúng tôi nhận được câu hỏi của một doanh nghiệp đến từ Hải Dương: “Chào Eposi, chúng tôi là công ty nước ngoài, có 10 xe dùng để chở chuyên gia đi lại. Không biết các xe của đơn vị tôi có cần gắn phù hiệu hay không, và nếu có thì thủ tục như thế nào?”

Về vấn đề này, Eposi xin trả lời như sau:

Xe chở CBNV phải gắn phù hiệu “Xe nội bộ”

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Eposi. Trước hết, chúng ta nên làm rõ loại xe của đơn vị bạn. Theo như bạn nói thì đây là những xe chỉ dùng để chuyên chở chuyên gia, phục vụ cho các hoạt động nội bộ của công ty, nên không thuộc nhóm xe kinh doanh vận tải hành khách.

Xe đưa đón cán bộ nhân viên phải gắn phù hiệu trong một số trường hợp. (Ảnh minh họa)


Tại Điều 3, Chương I, Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô giải thích khái niệm “vận tải người nội bộ là hoạt động vận tải do các đơn vị sử dụng loại xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở lên để định kỳ vận chuyển cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của mình từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc học tập và ngược lại.” Trong câu hỏi gửi chúng tôi, bạn không nói rõ xe của đơn vị thiết kế chở từ mấy người trở lên. Tuy nhiên, như định nghĩa trên, nếu đó là các dòng xe chở người từ 09 người trở lên, chở chuyên gia cho công ty thì nằm trong nhóm xe vận tải người nội bộ.

Đối với quy định về vận tải người nội bộ, tại Điều 48, Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định chi tiết rằng “Xe ô tô vận tải người nội bộ có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở lên phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, xe ô tô vận tải người nội bộ phải có phù hiệu “XE NỘI BỘ” theo mẫu quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư này.
- Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
- Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe.”
Chủ doanh nghiệp sở hữu xe ô tô vận tải người nội bộ phải tuân thủ tuyệt đối theo quy định tại điều 49, Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT:
“- Chỉ được sử dụng xe để vận chuyển cán bộ, công nhân viên, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của đơn vị mình.
- Không được sử dụng xe có phù hiệu “XE NỘI BỘ” để kinh doanh vận tải hành khách hoặc cho thuê để vận chuyển hành khách.
- Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng phương tiện đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng theo quy định.
- Lập Hồ sơ lý lịch phương tiện để ghi chép, theo dõi quá trình hoạt động và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.
- Tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.”

Tổng hợp những quy định trên thì nếu xe của đơn vị bạn thiết kế từ 16 chỗ ngồi trở lên, chở chuyên gia phục vụ hoạt động nội  bộ của đơn vị thì sẽ bắt buộc phải gắn phù hiệu “Xe nội bộ”.

Thủ tục đăng ký gắn phù hiệu “Xe nội bộ”

Để đăng ký cấp phù hiệu cho “Xe nội bộ”, doanh nghiệp bạn phải tiến hành theo các bước sau:

“Đơn vị có xe ô tô vận tải nội bộ gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này.
b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp), Giấy đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.” (Theo khoản 6, điều 55 Thông tư 63/2014/TT-Bộ GTVT).

Kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính và 08 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị có xe nội bộ. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong trường hợp phù hiệu, biển hiệu bị hết hiệu lực bị mất, bị hỏng thì được cấp lại. Đối với phù hiệu, biển hiệu bị hết hiệu lực, đơn vị kinh doanh vận tải đề nghị cấp lại trước khi hết hiệu lực tối thiểu 10 ngày.

Trên đây là những tư vấn chi tiết về vấn đề gắn phù hiệu cho xe chở cán bộ nhân viên công ty, hy vọng hữu ích đối với bạn. Trường hợp  bạn cần tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia giao thông tại web http://giamsatgps.vn hoặc fanpage Thiết bị định vị ô tô, thiết bị giám sát hành trình Eposi. Chúc công ty bạn làm ăn phát đạt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét