Home » , , , , , » Thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn theo thông tư 08 cần đạt chuẩn gì?

Thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn theo thông tư 08 cần đạt chuẩn gì?

Written By Giám sát hành trình on Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017 | 19:54

Thông tư số 08/2011/TT-Bộ GTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô khá thông dụng với giới kinh doanh vận tải.


Xem thêm bài viết:


Đây là thông tư đầu tiên quy định cụ thể về thiết bị giám sát hành trình ô tô, nên quen thuộc với nhiều chủ xe, tài xế. Tuy đến thời điểm hiện tại, thông tư này đã được thay thế bằng TT số 73/2014/TT-Bộ GTVT nhưng  giới kinh doanh vận tải vẫn chia sẻ cùng nhau những kinh nghiệm chọn sản phẩm định vị tốt dựa vào quy định từ TT08.

Thông tư 08/2011/TT-Bộ GTVT  quy định thiết bị giám sát hành trình phải có thiết kế nhỏ gọn, vỏ cứng. (Ảnh minh họa)



Cụ thể, Thông tư 08/2011/TT-Bộ GTVT  định nghĩa kết cấu của một thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn bao gồm phần cứng  (bộ vi xử lý, bộ phận ghi, lưu giữ, truyền phát dữ liệu, đồng hồ đo thời gian thực, bộ phận nhận tín hiệu định vị toàn cầu GPS, bộ phận thu nhận thông tin lái xe, cổng kết nối, bộ phận thông báo trạng thái hoạt động thiết bị, …) và phần mềm phân tích dữ liệu.

Sản phẩm này bắt buộc phải được trang bị trên các dòng xe:

- Xe bus, xe khách, xe du lịch, xe hợp đồng

- Xe taxi, xe đầu kéo, xe công trình

- Xe kinh doanh vận tải có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên

Để hỗ trợ tốt nhất công tác quản lý của doanh nghiệp và của cơ quan chức năng, thiết bị này cần có tính năng  liên tục ghi, lưu giữ và truyền phát qua mạng internet về máy tính của doanh nghiệp để lưu trữ theo quy định các thông tin tối thiểu về quá trình khai thác, vận hành của xe sau đây:

- Thông tin về xe và lái xe;

- Hành trình của xe;

- Tốc độ vận hành của xe;

- Số lần và thời gian dừng, đỗ xe;

- Số lần và thời gian đóng, mở cửa xe;

- Thời gian làm việc của lái xe (bao gồm: thời gian lái xe liên tục của người lái xe và tổng thời gian làm việc trong một ngày của người lái xe).

Đây là những tính năng cơ bản nhất, tùy trường hợp cụ thể mà các chủ doanh nghiệp có thể yêu cầu đơn vị cung cấp thiết bị tư vấn các gói dịch vụ riêng phù hợp. Với những đơn vị nhập khẩu thiết bị, điều này là không thể. Nhưng với các sản phẩm Made in Việt Nam, việc làm chủ hoàn toàn công nghệ sẽ giúp các đơn vị chủ động phát triển các tính năng đa dạng để giúp người dùng quản lý xe đơn giản, hữu hiệu hơn.

Thông tư số 08/2011/TT-Bộ GTVT cũng quy định các sản phẩm định vị gắn trên xe bắt buộc phải có ít nhất một cổng kết nối 9 chân theo chuẩn RS 232 (DB9-Male, DTE). Ngay khi bắt đầu hoạt động, thiết bị phải tự tiến hành kiểm tra và  và có các tín hiệu thông báo trạng thái hoạt động. Về thiết kế, do đặc thù sản phẩm lắp đặt trực tiếp trên xe nên thiết bị cần nhỏ gọn, có vỏ bọc cứng, đảm bảo trong môi trường làm việc của xe phải hoạt động bình thường, không làm mất hay thay đổi những dữ liệu đã được ghi, lưu trữ trong thiết bị.

Trên đây là một số nội dung cơ bản tại Thông tư số 08/2011/TT-Bộ GTVT về thiết bị giám sát hành trình ô tô. Để cập nhật thêm thông tin về TT 73/2014/TT-Bộ GTVT Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, thay thế TT08, mời quý bạn đọc theo dõi trên web http://giamsatgps.vn.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét